Một số quy định về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là vấn đề pháp lý được nhiều người dân quan tâm. Hãy cùng theo dõi phần phân tích dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.
Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là gì?
Để hiểu hơn về các quy định có trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì chúng ta phải hiểu hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là gì? Đây là sự thỏa thuận của các bên liên quan về vấn đề mua bán nhà chưa có tính từ thời điểm hợp đồng này được ký kết. Nhà ở thương mại được hình thành trong tương lai cũng giống như các bất động sản khác là nó sẽ được hình thành trong tương lai. Một đặc trưng quan trọng nhất của hợp đồng này đó là: giao một tài sản để đổi lấy tiền. Bởi khi giao một số tiền nhằm đổi lấy tài sản mà không có yếu tố đặc trưng ấy thì hợp đồng sẽ mang một tên gọi khác chứ không phải là hợp đồng mua bán.
Nội dung quy định trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Các điều khoản cần thiết phải có bao gồm:
Đầu tiên không thể không kể đến điều khoản về thông tin nhà ở. Bởi vì nhà ở chưa được hình thành nên tại thời điểm ký kết các bên chỉ có thể tìm hiểu thông qua hồ sơ pháp lý hay mô hình nhà ở.
Thứ hai chính là điều khoản về giá mua bán. Pháp luật đã có những quy định hết sức rõ ràng về việc các bên phải thỏa thuận giá mua bán ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. Mức giá tính theo thời điểm nào là tùy vào quyết định của các bên tham gia. Tuy nhiên nếu như khách hàng chọn mức giá tại thời điểm ký kết hợp đồng thì tất nhiên bên bán cũng phải tuân thủ theo ý định của bên mua.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng
Có một số quyền và nghĩa vụ quan trọng đối với các bên liên quan trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Thứ nhất bên bán có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo điều 442 Bộ luật dân sự năm 2005. Những thông tin này nhằm tạo điều kiện cho người mua nắm bắt thông tin và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai đó là nghĩa vụ sử dụng tiền ứng trước đúng với mục đích. Mục đích của khoản tiền này đó chính là tiền của khách hàng gửi trả trước cho bên chủ đầu tư để có thể sở hữu nhà trong tương lai.
Thứ ba đó chính là nghĩa vụ giao tài sản cũng như chuyển quyền sở hữu. Có nghĩa là chủ đầu tư phải thực hiện giao nhà hoặc công trình xây dựng cho bên mua đúng như thời hạn đã thỏa thuận. Đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng, các tài sản gắn liền với đất cho bên mua.
Thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm nhận bàn giao tài sản thường khác nhau và không xác định được chính xác là ngày nào, tháng nào. Chính vì thế cho nên bên mua sẽ được đảm bảo về quyền được kiểm tra tính chính xác về tài sản tại thời điểm hợp đồng được ký kết. Theo đó thì khách hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư có những biện pháp khắc phục kịp thời cũng như bồi thường thiệt hại theo như quy định. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện theo như quy định thì khách hàng có quyền tự chấm dứt hoặc có thể hủy bỏ hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua
Thứ nhất đó là quyền được chuyển nhượng hợp đồng mua bán. Theo như quy định của điều 10 ở mục 4 Nghị định 76/2015/NĐ-CP thì quyền này chỉ được dành cho bên mua là hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức không kinh doanh bất động sản.
Thứ hai đó chính là nghĩa vụ thanh toán. Có nghĩa là bên mua phải thực hiện trả đủ tiền mua nhà vào đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hình thức trong hợp đồng
Hình thức trong hợp đồng mua bán nhà ở đây phải được lập thành văn bản. Đồng thời phải được công chứng hoặc chứng thực rõ ràng trừ trường hợp pháp luật có những quy định khác.
Lời kết
Trên đây là bài viết các quy định về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về các quy định về hợp đồng mua bán. Và hãy luôn theo dõi những thông tin mới nhất từ chúng tôi để cập nhật những kiến thức bổ ích khác.