Dự án D'Capitalee Trần Duy Hưng

Trần Duy Hưng thuộc quận nào và những điều bạn cần biết

Con đường Trần Duy Hưng là đường quen thuộc với hầu hết mọi người ở nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, có ai từng thắc mắc tại sao đường Trần Duy Hưng lại được thành lập  và cái tên có ý nghĩa như thế nào? Dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa rõ ràng của con đường này cũng như giải đáp thắc mắc cho các bạn về đường Trần Duy Hưng thuộc quận nào nhé!

Trần Duy Hưng thuộc quận nào ở Thành phố Hà Nội?

Tại thủ đô Hà Nội, có một con đường rộng lớn, bao la bát ngát và xanh rợp bóng cây. Đây là con đường luôn luôn tấp nập dòng người ngược xuôi. Con đường quen thuộc đó có tên gọi là đường Trần Duy Hưng. Đây là con đường mới được thành lập vào tháng 1 năm 1999. Đường Trần Duy Hưng dài khoảng 1600m được nối từ ngã tư đường Nguyễn Chí Thanh với Đường Láng đến ngã tư đường Phạm Hùng cùng đường Khuất Duy Tiến. Nhờ những lối rẽ đó mà con đường trở nên thuận tiện cho việc đi lại của mọi người.

trần duy hưng thuộc quận nào

Vậy Trần Duy Hưng thuộc quận nào?  Ngày trước, khi đường mới xây thì đây là con đường được xây dựng trên nền đất cổ xưa và lúc đó nó vốn thuộc xã Trung Hoà, huyện Từ Liêm. Tuy nhiên đến ngày nay, khi mọi thứ thay đổi thì Trần Duy Hưng nay thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy. Trước khi được cải tạo và xây dựng lại,  thì đây vốn là con đường khó đi với nhiều  cản trở bởi các ổ voi, ổ gà. Ngày nay, khi xã hội phát triển, con đường đã được cải tạo và kiến dựng lại và một bước đổi mới. Giờ đây, Trần Duy Hưng là con đường rộng thênh thang nối với cửa ngõ hướng Tây ra đại lộ Láng – Hòa Lạc. Hơn nữa, Trần Duy Hưng còn được ví như “trung tâm” của quận Cầu Giấy bởi đây là nơi tụ hội của vô số công trình lớn của Thủ đô Hà Nội. Điển hình như Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia,…. Ngoài ra, người dân rất thích thú khi đi trên con đường này bởi không chỉ có mặt đường rộng rãi mà còn kết hợp với những bãi cỏ xanh mơn mởn giữa trung tâm đường là điểm nổi bật cho con đường này.

Từ cầu Tô Lịch đi dọc đến đường Trần Duy Hưng cách khoảng 200m. Đây cũng là nơi khai sinh ra một số trường đại học, ví dụ như Trường Đại học Lao động Xã hội. Nếu bạn muốn đi ra phố Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám để đến với khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính nhằm mục đích vui chơi giải trí, ăn uống, xả stress thì bạn chỉ cần đi 500m là tới. Không chỉ có những tòa nhà cao tầng mà còn có những công trình với kiến trúc hiện đại, phù hợp với công nghệ 4.0 xuất hiện nhiều làm đường Trần Duy Hưng thêm nổi bật cũng như mang nét đẹp của những con phố hiện đại trong tương lai.

Tên đường được bắt nguồn từ đâu?

trần duy hưng thuộc quận nào

Con đường có tên gọi thân thuộc đó là tên của Bác sĩ một thời Trần Duy Hưng . Từ xưa tới nay, đây được xem là cái tên rất quen thuộc trong lòng người dân Hà Nội, nhất là đối với người dân nơi đây. Tên vị Bác Sĩ được lấy làm tên con đường để nhằm ghi nhớ công lao người con của quê hương mình. Bác sĩ Trần Duy Hưng sinh năm 1912 được sinh ra trong một gia đình trung lưu ở  huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông là bạn bè thân thiết cùng với các bác sĩ Tôn Thất Tùng và Đặng Văn Ngữ. Hơn nữa, ông cũng mang chức danh lớn đó là vị chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội, đồng thời ngay tại thời điểm đó, ông cũng là vị chủ tịch giữ cương vị chủ tịch lâu nhất của Thành phố từ trước đến nay.

Hà Nội khi ấy đã giành được những chính sách mới mẻ cũng như có chính sách đột phá mạnh mẽ nhờ công lao to lớn của vị chủ tịch này. Vào những năm 60, Nhà nước đưa ra chính sách phân phối nhà cho công chức, sau đó đã được sự nhất trí đồng lòng của Thành ủy. Bởi vậy, Hà Nội đã lên kế hoạch triển khai bán căn hộ theo cách trả góp nhằm mục đích để thành phố có thêm ngân sách. Bên cạnh đó, các gia đình cũng có thêm thu nhập và điều kiện để sửa sang cho nhà cửa đẹp hơn. Cũng vào thời điểm cuối những năm 60, chính Chủ tịch Trần Duy Hưng đã có ý định và đưa ra ý tưởng giúp Hà Nội trở thành một thành phố “soi bóng sông Hồng”, biến con sông thành một tài nguyên thiên nhiên kết hợp với dịch vụ du lịch hiện đại, loại bỏ đi cảnh tượng nhà cửa nhất loạt “ngoảnh lưng ra sông”.

Sau đó, Bác sĩ Trần Duy Hưng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi với lời nhận xét: “Một con người của nhân dân, vì nhân dân; là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức cả hôm nay và mai sau học tập, noi theo”. Chính vì vậy, Trần Duy Hưng là vị chủ tịch cũng như người bác sĩ đáng để chúng ta học hỏi là ghi nhớ công ơn.

Đường Trần Duy Hưng đang dần dần trở nên đổi mới. Vì vậy, đây là con đường rất xứng đáng với cái tên mà nó được đặt.Qua bài viết này, chắc chắn rằng các bạn đã hiểu rõ Trần Duy Hưng thuộc quận nào và cái tên của nó mang ý nghĩa sâu sắc ra sao phải không? Cảm ơn các bạn.

Tìm kiếm tin tức

Nhận tư vấn Dự án D'Capitale Trần Duy Hưng

Tin mới