Dự án D'Capitalee Trần Duy Hưng

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định được quy định tại Thông tư hiện hành

Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ta càng nắm giữ cũng như tích góp cho mình một số lượng tài sản nhất định từ tiền, vật đến các giấy tờ có giá trị. Do tài sản tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nên có những tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định rất rõ ràng tại Thông tư năm 2013, góp phần dễ dàng trong vấn đề quản lý tài sản. Nội dung bài viết sẽ xoay quanh việc giải thích cho bạn hiểu thế nào là tài sản cố định, cách phân chia các dạng của tài sản cố định cũng như liệt kê một số tiêu chuẩn trong việc ghi nhận tài sản cố định được Pháp luật Việt Nam quy định và thực hiện.

tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Nên hiểu thế nào về tài sản cố định?

Chiếu theo các điều khoản trong Thông tư được ban hành thì hiện nay, chưa có một khái niệm chính xác nào để định nghĩa về tài sản cố định mà con người hay doanh nghiệp đang sở hữu. Tuy nhiên, tại điều 3 thông tư 45/2013/TT-BTC để được công nhận là một tài sản cố định, dạng tài sản này buộc phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • Có thời hạn sử dụng trên 1 năm
  • Nguyên giá sản phẩm được thẩm định một cách xác thực và có tổng giá trị từ 30.000.000 đồng trở nên

Đây là điều kiện chung để xác định một tài sản cố định, tuy nhiên, tài sản cố định được chia làm nhiều loại, mỗi loại lại có những điều kiện tiên quyết riêng để có thể được công nhận. Vậy nên thay vì xác định bằng một tên gọi chung ghi nhận đó là tài sản cố định thì tại Việt Nam, tài sản sẽ được phân vào các loại khác nhau để gọi tên và thẩm định giá trị.

Các dạng tồn tại khác nhau của tài sản cố định

Theo điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định cho từng  loại tài sản cố định khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm các tư liệu tồn tại dưới dạng một hình thể nhất định, có kết cấu độc lập hoặc hiện diện dưới một hệ thống liên kết với nhau không thể tách rời, tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu. Ví dụ như: nhà cửa, máy móc, phương tiện di chuyển,…
  • Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một mức độ giá trị đã được đầu tư thỏa mãn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Chúng bao gồm các chi phí liên quan đến phát hành, phát minh, thành quả nghiên cứu hay bản quyền tác giả, tác phẩm…
  • Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định mà công ty, doanh nghiệp thuê của các đơn vị cho thuê tài chính với thời hạn nhất định. Ngay khi hết thời hạn được quy định trong hợp đồng cho thuê, bên thuê có thể ra giá để mua lại tài sản hoặc tiến hành thủ tục gia hạn hợp đồng thuê tài sản với các điều khoản do hai bên tự thỏa thuận. 

Tuy nhiên, nội dung bài viết sẽ tập trung đi vào khai thác hai loại tài sản chính đó là tài sản cố định hữu hình và vô hình.

tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
Hình dạng tồn tại quyết định tên gọi từng loại tài sản cố định

Các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Tại điều 3 thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định rất rõ về các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định. Cụ thể như sau:

  • Thứ 1, đối với tài sản cố định hữu hình: Là loại tài sản có hình thể rõ ràng, kết cấu độc lập hoặc tồn tại dưới dạng một hệ thống có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong cách vận hành và phải thỏa mãn tất cả 3 tiêu chí sau:
  • Một là, chắc chắn thu được lợi nhuận kinh tế từ việc kinh doanh, sử dụng tài sản
  • Hai là, có thời hạn sử dụng trên 1 năm
  • Ba là, định giá sản phẩm một cách minh bạch và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Bằng chữ: ba mươi triệu đồng chẵn) trở lên

Lưu ý: 

  • Đối với các doanh nghiệp phát triển theo hướng chăn nuôi động vật, chỉ cần mỗi con động vật tồn tại thỏa mãn 3 tiêu chuẩn trên sẽ được coi là một tài sản cố định hữu hình
  • Đối với các hộ gia đình, khu canh tác các giống cây trồng, chỉ cần mỗi mảnh đất, mỗi loại cây đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định sẽ được công nhận là một tài sản hữu hình.
  • Thứ 2, đối với tài sản cố định vô hình: Đảm bảo đầy đủ 3 tiêu chí như tài sản cố định hữu hình, tuy nhiên, loại tài sản này không hình thành lên tài sản cố định hữu hình được gọi chung là tài sản vô hình.

Có thể nói, tài sản cố định tồn tại dưới nhiều tên gói khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau cũng như có những tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định được đặt ra và quy định tại Thông tư năm 2013 để cơ quan quản lý có thể kiểm soát một cách dễ dàng. Thông qua bài viết, hi vọng bạn có thể phân chia các loại tài sản mình đang nắm giữ một cách chính xác nhất.