Phí ngân hàng hạch toán vào tài khoản nào? Cách hạch toán chi phí ngân hàng, tiền lãi ngân hàng? Hạch toán các chi phí giao dịch tại ngân hàng như thế nào? ..vv. Những câu hỏi như thế khiến các kế toán mới vào nghề khá bỡ ngỡ và chưa biết hướng giải quyết như thế nào, bài viết này sẽ giải quyết lần lượt những khó khăn trên giúp các bạn.
Phí ngân hàng hạch toán vào tài khoản nào?
Khoản phí ngân hàng là một khoản chi phí doanh nghiệp phải chịu nếu có giao dịch với ngân hàng và việc hiểu đúng các khoản chi phí phát sinh liên quan giúp cho công tác hạch toán kế toán dễ dàng hơn, tránh sai sót về sau. Vậy khoản phí ngân hàng hạch toán vào tài khoản nào?
Nếu công ty bạn theo QĐ 48 thì cho vào TK 6422, và căn cứ vào Quyết định 48/2006/QĐ – BTC Về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có 6421 và 6422.
Trích “Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm:
Các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…) .
Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 642 có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh””.
ếu công ty bạn theo 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì cho vào TK 6427 hay TK 6428 đều được.
Riêng phí mở LC (phương thức thanh toán bằng thư tín dụng hoặc tín dụng thư Letter of Credit), TT LC … liên quan đến hàng hóa nhập khẩu thì bạn cho vào TK 1562 của những lô hàng hóa tương ứng.
Một số bạn vẫn hạch toán vào TK 635 và cho rằng nó liên quan đến ngân hàng thì nó mặc định sẽ là chi phí tài chính.
TK 635: Chi phí tài chính
Tuy nhiên nếu hạch toán vào TK 635 sẽ không đúng nghĩa với bản chất của nó.
Chi phí tài chính nó bao gồm: Các khoản lãi vay, các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá, lỗ do bán ngoại tệ “…TK 635 tài khoản này chỉ dùng cho mua bán trả góp, mang tiền hoặc tài sản đi đầu tư , đi vay phải trả lãi ….. Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. . .; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. . .”; do đó nếu các bạn đưa vào TK 635 thì nó không đúng bản chất của vấn đề.
Đối với lãi bạn hãy đưa vào TK 515 của Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.”a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:
Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
c) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:
Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…
đ) Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
e) Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hóa), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.””
“Phí ngân hàng hạch toán vào tài khoản nào?” Điều này tùy thuộc vào tính chất, quy mô doanh nghiệp, bản chất của sự kiện để đưa vào TK phù hợp với sự kiện. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn tìm được đáp án phù hợp với nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp các bạn. Chúc các bạn thành công!