Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay như thế nào? Lý do nào dẫn đến việc người Việt chưa thực sự chuộng dùng hàng Việt trong khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đầu từ lại ngày một phát triển. Cùng chúng tôi đi phân tích thực trạng thị trường bán lẻ của Việt Nam qua bài viết bên dưới.
Cái nhìn toàn cảnh về thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam
Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang phân thành kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống. Kênh bán lẻ hiện đại là hình thức bán hàng gắn liền với hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Những năm gần đây, mô hình này đang được mở rộng và phát triển. Trong tương lai, những mô hình này sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Ngược lại, kênh bán lẻ truyền thống lại gắn liền với những hình thức buôn bán có từ lâu đời như các cửa hàng tạp hóa, các sạp chợ bình dân hoặc phân bố rải rác ở những khu vực dân cư.
Phân tích thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay
Mặc dù cả hai kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại đang giữ ở mức tăng trưởng khá và tốt. Tuy nhiên, một điều đáng lo là, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi cũng chỉ đang ở mức vừa và nhỏ trong nền cơ cấu của kênh bán lẻ tại Việt Nam. Các kênh bán lẻ này đang cạnh tranh khá khốc liệt.
Chưa có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt
Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế, khi Việt Nam đã chính thức tham gia các tổ chức thương mại lớn cùng với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thì các tập đoàn lớn trong ngành bán lẻ có cơ hội đầu tư ồ ạt vào nền thị trường bán lẻ nước ta. Những tập đoàn lớn và có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường này mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu toàn cầu, đa dạng về mẫu mã, giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, tâm lý thích dùng hàng ngoại, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản của người Việt sẽ giúp những doanh nghiệp bán lẻ này có được thị trường đông đảo. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang bị chèn ép và cạnh tranh khốc liệt.
Thị trường lao động lớn nhưng chất lượng chưa cao
Việt Nam hiện nay đang khá dồi dào về nguồn nhân lực nhưng lại kém về chất lượng. Số lượng lao động được đào tạo bài bản, lành nghề chiếm tỉ lệ khá ít dẫn đến năng suất lao động của nước ta thấp hơn rất nhiều so với những nước khác trong cùng ngành nghề. Phần lớn nguồn nhân lực trên thị trường bán lẻ Việt Nam đều chưa được đào tạo bài bản, không nói được nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ, tư duy về thị trường chưa vững. Bên cạnh đó, những người đứng đầu các doanh nghiệp còn thiếu trình độ chuyên môn, năng lực điều hành chưa thực sự vững vàng dẫn đến việc quản lý doanh nghiệp không tốt, phát triển và thu lại lợi nhuận không cao.
Hơn nữa, phong thái phục vụ của các doanh nghiệp đều khá yếu, kém, không được đào tạo chuyên nghiệp. Trong khi những trung tâm thương mại lớn như AEON Mall, Lotte,… lại có đội ngũ nhân viên với phong thái, tác phong phục vụ vô cùng chuyên nghiệp.
Bị hàng giả, hàng nhái làm cho mất uy tín
Nhìn vào thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam có thể thấy thị trường chủ yếu tiêu thụ trên kênh bán lẻ truyền thống, ít được kiểm duyệt trước khi bày bán. Chính từ đây, các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng có thể dễ dàng trà trộn vào gây ảnh hưởng đến thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Dần dần, khách hàng mất niềm tin vào những sản phẩm sản xuất trong nước và hướng đến các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhỏ lẻ, dễ bị thâu tóm
Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam gần như không tạo được liên kết với nhau để tạo thành khối vững mạnh. Từ đây, các doanh nghiệp nước ngoài càng dễ dàng tiếp cận và thâu tóm những doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ.
Với những phân tích trên đây, có thể thấy thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng yếu kém. Để vươn lên, không chỉ cần sự nỗ lực từ các doanh nghiệp mà cần hơn nữa từ sự tin dùng của người Việt đối với hàng Việt.