Bạn hiểu thế nào về áp suất lốp xe máy? Đơn vị đo lường là gì? Làm sao để biết lốp xe máy của mình đã nhận được lượng áp suất đúng quy định? Những câu hỏi liên quan đến áp suất của lốp xe máy như trên sẽ tìm thấy được lời giải đáp khi đọc bài viết sau đây. Hãy tìm hiểu nhé!
Hiểu về áp suất lốp xe máy
Áp suất của không khí (phần hơi) được đưa vào và nén nằm tại bên trong phần lốp gọi là áp suất lốp xe máy. Phần áp suất này rất quan trọng. Chúng giúp xe được hoạt động bình thường và phụ thuộc vào độ căng – mềm của phần lốp.
Phần áp suất tại lốp xe có quan trọng không? Xin trả lời: vô cùng quan trọng bạn nhé. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của phần lốp xe máy. Đồng thời, khi giữ được phần áp suất phù hợp sẽ giúp cho chiếc xe của bạn luôn ở trong trạng thái vận hành tốt nhất. Ngoài ra, áp suất ở lốp còn giúp người ngồi trên phương tiện giảm bớt được rủi ro khi vận hành ở tốc độ cao hay khi đi trong điều kiện thời tiết không tốt.
Ở mỗi dòng xe, các nhà sản xuất đều quy định con số áp suất ở lốp cần thiết. Nếu muốn phương tiện của mình bền lâu, an toàn, bạn nên điều chỉnh áp suất theo khuyến cáo.
Đơn vị đo lường áp suất ở lốp xe máy
Để đảm bảo được áp suất theo khuyến cáo, bạn cần biết chỉ số quy định tối đa về áp suất lốp được in nổi ở bề ngoài mặt lốp, đồng thời phải sử dụng đồng hồ có các chỉ số đo lường đúng quy định. Đơn vị đo lường của áp suất lốp xe máy là gì? Đó là:
Đơn vị đo KPa
Đây là đơn vị đo lường áp suất xe phổ biến hiện nay. Những khuyến cáo trên lốp xe đa phần cũng ghi đơn vị đo lường KPa. Tuy nhiên, khi dùng đồng hồ để đo áp suất lốp xe thì hầu như không có sẵn đơn vị KPa mà chỉ có đơn vị đo kg/cm2. Chính vì điều này, bạn cần phải đổi từ đơn vị đo lường KPa sang đơn vị đo lường kg/cm2. Cách thức như sau: Khi đo bằng đồng hồ, nên nhân con số đo được với 0.0102 để có được chỉ số của KPa.
Đơn vị đo PSI
Một đơn vị đo lường áp suất lốp xe thường gặp khác là PSI. Cũng giống như trên, đồng hồ đo lường không có đơn vị PSI nên bạn phải đổi từ đơn vị đo lường Kg/cm2 sang đơn vị đo lường PSI. Cách thức như quy đổi như sau: 1 Kg/cm2 = 14,2 PSI.
Nhìn thì có vẻ phức tạp, nhất là đối với những người già, người không quá am hiểu về toán học. Tuy nhiên, chỉ cần bạn sử dụng một lần, sẽ thấy chúng thật sự dễ dàng, không hề khó. Đối với những người thường xuyên sử dụng đồng hồ sẽ tạo nên phản xạ nhẩm tính một cách chóng vánh, không cần mất thời gian tính toán.
Áp suất bánh xe máy ở mỗi dòng xe
Nếu lốp xe của bạn đã cũ, khó thấy được các chỉ số in trên thân lốp thì chúng tôi sẽ giúp bạn cung cấp áp suất được khuyến cáo những dòng xe máy được sử dụng nhiều hiện nay. Đây là những chỉ số đã được đổi từ đơn vị đo lường KPa, PSI… sang đơn vị đo lường kg/cm3 có trên đồng hồ. Cụ thể như sau:
- Xe SH và xe Lead quy định: Áp suất đạt chuẩn của lốp trước là: 1,75kg/cm3; áp suất đạt chuẩn lốp sau là: 2,25kg/cm3.
- Xe Future, xe Wave quy định: Áp suất đạt chuẩn của lốp trước là 2 kg/cm3; áp suất đạt chuẩn của lốp sau là: 2,5kg/cm3.
- Xe Air Blade, xe PCX, xe Click, xe Vision, xe Super Dream quy định: Áp suất đạt chuẩn của lốp trước là: 2kg/cm3; áp suất đạt chuẩn của lốp sau là: 2,25kg/cm3.
- Xe Liberty quy định: Áp suất đạt chuẩn của lốp trước là: 2,4 kg/cm3; áp suất đạt chuẩn của lốp sau là 2,5 kg/cm3.
- Xe Attila, xe Shark quy định: Áp suất đạt chuẩn của lốp trước là 2,2 kg/cm3; áp suất đạt chuẩn của lốp sau là: 2,25kg/cm3.
- Xe Nouvo, xe Cuxi, xe Sirius, xe Jupiter quy định: Áp suất đạt chuẩn của lốp trước là: 2 kg/cm3; áp suất đạt chuẩn của lốp sau là: 2,25kg/cm3.
- Xe Fly quy định: Áp suất đạt chuẩn của lốp trước là: 1,83 kg/cm3; áp suất đạt chuẩn của lốp sau từ: 2 đến 2,4 kg/cm3.
Có thể nói, đa phần người Việt nam sở hữu và di chuyển bằng phương tiện xe máy. Hiểu thêm về áp suất lốp xe máy không chỉ giúp bạn bảo vệ xe, tiết kiệm chi phí mà còn giúp chặng đường di chuyển được an toàn. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết cho cuộc sống của bạn.