Dưới đây tôi sẽ cung cấp thêm thông tin qua bài viết hệ số thanh toán tổng quát và các tiêu chí thể hiện khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán tổng quát là tiêu chí đầu tiên để đánh giá năng lực thanh toán. Nó phản ánh một cách tổng quát về tình hình thanh toán trước mắt và lâu dài.
Công thức tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/ Nợ phải trả
Htq – hệ số thanh toán tổng quát biểu hiện như sau:
- Htq > 2: chứng tỏ khả năng thanh toán tốt. Hiệu quả từ việc sử dụng nguồn vốn không cao, đòn bẩy tài chính ở mức thấp. Đồng thời doanh nghiệp khó có tăng trưởng ngoạn mục.
- 1≤ Htq <2: cơ bản thì ngay tại thời điểm này doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ.
- 0 ≤ Htq<1: chỉ số dần tiến về 0 ám chỉ doanh nghiệp ngày càng khó có khả năng thanh toán. Phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có giải pháp phù hợp cho tình hình.
Các tiêu chí khác thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Ở phần trên tôi đã phân tích đến bạn hệ số thanh toán tổng quát. Đây là tiêu chí đầu tiên khi đánh giá năng lực cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Dưới đây tôi sẽ phân tích các tiêu chí quan trọng còn lại.
Cùng theo dõi phần sau đây:
Hệ số thể hiện khả năng thanh toán hiện thời
Tiếp sau hệ số thanh toán tổng quát là hệ số thanh toán hiện thời. Nó còn có tên gọi khác đó là hệ số thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn hay tỷ lệ thanh khoản hiện thời… Hệ số này có công thức tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Tỷ số ở mức trung bình của những doanh nghiệp chính là căn cứ quan trọng khi đánh giá hệ số. Bên cạnh đó hệ số thể hiện khả năng thanh toán hiện thời còn phải được căn cứ vào sự so sánh với hệ số thanh toán ngắn hạn ở tại các thời điểm khác nhau của doanh nghiệp.
Hht – ký hiệu của hệ số thanh toán hiện thời thể hiện như sau:
- Hht thấp và đặc biệt < 1: trường hợp hệ số ở tại mức này thì doanh nghiệp khó có khả năng trả được nợ. Đây là dấu hiệu cho những khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề khi tiến hành trả những khoản nợ ngắn hạn. Và lưu ý khi càng về mức 0 nguy cơ phá sản của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.
- Hht cao (>1): là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ khi đã đến hạn nộp. Khi tỷ lệ này càng cao thì khả năng chi trả càng cao.
Hệ số thể hiện khả năng thanh toán nhanh
Tiếp theo sau hệ số thanh toán tổng quát là hệ số thanh toán nhanh. Chỉ tiêu này còn có tên gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh. Nó biểu thị năng lực thanh toán của doanh nghiệp mà không cần phải thông qua thanh lý hàng tồn.
Công thức như sau:
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Hnh – tỷ lệ thanh toán nhanh biểu hiện:
- Nếu Hnh < 0,5: tỷ lệ này phản ánh sự khó khăn của doanh nghiệp khi chi trả. Đồng thời nó có tính thanh khoản thấp.
- 0,5 < Hnh < 1: khả năng chi trả của doanh nghiệp tốt. Bên cạnh đó nó còn thể hiện tính thanh khoản ở mức cao.
Hệ số thể hiện khả năng thanh toán tức thời
Hệ số thể hiện khả năng thanh toán tức thời ngoài ra còn có tên gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền hoặc có thể là chỉ số thanh toán tiền mặt… Nó có thể đánh giá chi tiết hơn tình hình chi trả, thanh toán của doanh nghiệp.
Tính hệ số thanh toán này như sau:
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền)/ Nợ ngắn hạn
Hệ số thể hiện khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số này còn có tên gọi là tỷ lệ thanh toán lãi vay hay hệ số thanh toán lãi nợ vay. Nó sẽ phản ánh năng lực chi trả lãi tiền vay. Đồng thời biểu hiện mức độ rủi ro của chủ nợ.
Công thức như sau:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Lãi vay và thuế/ Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số thể hiện khả năng chi trả ngắn hạn
Tiêu chí cuối cùng thể hiện năng lực thanh toán chính là hệ số khả năng chi trả ngắn hạn. Nó còn được gọi là hệ số thể hiện khả năng trả nợ bằng tiền hoặc là hệ số tạo tiền…
Công thức tính như sau:
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ Nợ ngắn hạn bình quân
Lời kết
Trên đây là bài viết hệ số thanh toán tổng quát và các tiêu chí thể hiện khả năng thanh toán. Hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích qua những chia sẻ trên.