Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng có văn bản cụ thể, kể cả về thủ tục, chi phí và gia hạn. Quy định này ra đời nhằm tạo điều kiện cho các bên giao kết hợp đồng đảm bảo được quyền lợi của mình. Bởi không phải lúc nào bên có nghĩa vụ cũng thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp đó pháp luật cho phép bên thứ 3 có thể đứng ra cam kết thực hiện thay. Việc này được gọi là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hãy cùng tìm hiểu về các quy định cũng như thủ tục kèm theo.
Tìm hiểu về bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bên bảo lãnh đưa ra cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo thực hiện đúng, đủ theo hợp đồng. Kể cả quyền lợi và nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng đã ký kết được gọi là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh chính là việc bên bảo lãnh (bên thứ 3) cam kết với bên nhận bảo lãnh (bên có quyền). Nếu bên được bảo lãnh đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà thực hiện không đúng/ không thực hiện. Thì nghĩa vụ đó của bên được bảo lãnh sẽ được bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
Điều này đã được ghi rõ tại Bộ luật Dân sự 2015 – Điều 335, tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc bảo lãnh. Kể cả việc bị phạt hoặc bồi thường nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính khi vi phạm hợp đồng. Nếu bên được bảo lãnh không thanh toán được thì bên nhận bảo lãnh sẽ thanh toán thay.
Các quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng và thủ tục
Chủ thể và quan hệ bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh có 3 chủ thể gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Trong đó bên được bảo lãnh là bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, bên nhận bảo lãnh là bên có quyền, còn bên bảo lãnh thường là ngân hàng.
Quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thuộc về bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp bên được bảo lãnh thực hiện không đúng/ không thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra nếu có thỏa thuận khác thì chỉ khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện nghĩa vụ. Thì bên bảo lãnh mới thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh (trả nợ,…). Trường hợp bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ thì bên bảo lãnh không phải thực hiện bảo lãnh. Và khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.
Phạm vi bảo lãnh
Phạm vi bảo lãnh mà bên bảo lãnh có thể cam kết thực hiện hiện nghĩa vụ là bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ. Biện pháp bảo đảm tài sản cũng có thể được sử dụng nếu có thỏa thuận của các bên. Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả cả tiền phạt, lãi trên nợ gốc/ số tiền chậm trả, tiền bồi thường. Chú ý nghĩa vụ phát sinh sau khi pháp nhân bảo lãnh chấm dứt sự tồn tại hoặc người bảo lãnh chết. Thì nghĩa vụ bảo lãnh không nằm trong phạm vi bảo lãnh nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh trong tương lai.
Hình thức thực hiện
Hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng không được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Vì thế các hình thức bảo lãnh có hiệu lực như nhau qua lời nói hoặc văn bản. Tại Việt Nam, nhà thầu sẽ nộp thư bảo lãnh của ngân hàng/ tổ chức tín dụng trước khi hợp đồng có hiệu lực. Thư bảo lãnh này có giá trị tương đương với thời gian hoàn thành hợp đồng. Hiệu lực của nó do các bên thỏa thuận với nhau (thường từ ngày kết thúc hoàn thành hợp đồng trở đi).
Thủ tục và phí bảo lãnh
Muốn được ngân hàng/ tổ chức tín dụng bảo lãnh, bên được bảo lãnh cần có các giấy tờ sau theo Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Bao gồm đơn đề nghị bảo lãnh, các tài liệu về khách hàng và các bên liên quan, nghĩa vụ được bảo lãnh, biện pháp đảm bảo. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ phía ngân hàng sẽ thẩm định về tính hợp pháp, khả thi, năng lực pháp lý, tình hình tài chính,… Khi có đủ điều kiện, hợp lệ, phía ngân hàng đồng ý ký hợp đồng với bên được bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh sẽ nhận được thư thông báo.
Về phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng có quy định trong Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Thường mức phí và đồng tiền bảo lãnh sẽ được các bên tự thỏa thuận và điều chỉnh. Tuy nhiên mức phí đối với lĩnh vực xây dựng hoàn toàn khác (từ 2-10% giá trúng thầu). Hợp đồng bảo lãnh cũng có thời hạn nhất định, khi hết thời hạn cần được gia hạn với bên bảo lãnh.
Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng đưa ra với mục đích đảm bảo nghĩa vụ với các bên một cách đầy đủ. Theo đó khi không có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng có thể chọn bên thứ 3 để bảo lãnh. Khi đó trong những trường hợp nhất định, họ sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay bên được bảo lãnh.